Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Người bệnh tiểu đường cần kiêng gì để nhanh khỏi?

Khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật ngày càng gia tăng. Trong số các loại bệnh đó, bệnh tiểu đường cần được đề cập đầu tiên với tỷ lệ những ca bệnh chiếm hơn 5% dân số. Và cũng vì lý do này mà các bác sĩ, chuyên gia khuyên người dân nên cẩn thận hơn trong việc ăn uống. Khi mắc bệnh, tất nhiên là chúng ta cần tránh xa một số thực phẩm nhất định. Như thế người bệnh cần kiêng gi hỗ trợ kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu và ngăn ngừa những biến chứng? Mời bạn đọc cùng theo dõi tiếp những phân tích dưới đây!

>>> Xem thêm: Tiểu đường trong thai kỳ nên ăn gì

1. Thực phẩm ngọt
Nói chung các loại bánh quy, kẹo ngọt, kem tươi, món ăn có nhiều đường đều không thích hợp cho người bệnh tiểu đường. Vì nếu dung nạp quá nhiều lượng đường từ những món này, đặc biệt không phải đường tự nhiên thì tình trạng bệnh càng nặng hơn.

2. Gạo trắng
Các chuyên gia đã chỉ ra các mối nguy hiểm nếu chúng ta ăn quá nhiều cơm từ gạo trắng hàng ngày. Đặc biệt đối với người châu Á thì gạo trắng chính là một trong các “thủ phạm” phổ biến gây ra bệnh tiểu đường. Gạo trắng chứa quá nhiều tinh bột khiến lượng đường trong máu quá tải.
Có lẽ Vì thế mà trong những năm gần đây, gạo lứt được biết đến nhiều hơn. Người ta bắt đầu ưu tiên gạo lứt nhiều hơn, đặc biệt là người bệnh tiểu đường. Loại gạo này có lợi ích kiểm soát lượng đường glucose trong máu. Nhất là nó còn cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

rice-2

3. Món ăn có hàm lượng chất béo cao
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta dung nạp quá nhiều chất béo trong ngày? Không chỉ khiến tăng cân, nó còn khiến chúng ta không thể kiểm soát được lượng đường huyết trong máu. Bởi vậy cho nên không có lý do gì mà bệnh nhân tiểu đường lại "kết thân" với các món giàu chất béo. Chúng ta cần lưu ý, vì đó là các món chúng ta vẫn gặp hàng ngày trong đời sống! Chất béo bão hòa được tìm thấy trong phủ tạng động vật, thịt mỡ, lòng đỏ trứng gà...Và có một món hay gặp là khoai tây chiên – một "sát thủ" ngầm với người bệnh.

4. Trái cây sấy khô
Đồng ý rằng trái cây khô dồi dào chất xơ và những khoáng chất cần thiết. Thế nhưng chúng lại chứa một lượng đường khá cao. Mặc dù đó là đường tự nhiên nhưng nếu hấp thu quá nhiều, nồng độ đường trong máu sẽ tăng "vù vù". Cơ thể bệnh nhân rất khó kiểm soát đường huyết.

5. Nước ngọt có ga
Nước ngọt có ga rất gây hại nhưng chẳng ai có thể kể hết cho bạn điều đó. Một trong các tác hại lớn nhất đối với người bệnh tiểu đường là kháng insulin. Các chuyên gia đã khẳng định vai trò chính của insulin là dẫn chính xác glucose từ máu vào tế bào. Như vậy nếu tiêu thụ quá nhiều nước ngọt, chúng ta đang tự "bắn phá" cơ thể mình. Điều này bắt buộc tuyến tụy phải sản xuất ra nhiều hơn insulin để xử lý lượng đường trong nước ngọt. Từ đó dẫn đến sự kháng insulin. Bệnh tình cũng vì thế ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực.

6. Bia rượu
Những nhà khoa học đã giải thích nồng độ cồn nhiều sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Nếu đã bị tiểu đường, hãy nói "không" với bia rượu! Càng dung nạp càng làm tăng đường huyết. Thế nhưng nếu trường hợp bắt buộc phải uống thì 1 ly bia hoặc 1 bát rượu (30ml) là vừa đủ.

7. Nước ép hoa quả
Các loại nước ép trái cây, hoa quả không phải là thức uống tốt cho người bệnh tiểu đường đâu nhé! Vì trong chúng chứa lượng đường rất cao. Nếu quá yêu thích, người bệnh chỉ được uống ít ở lượng 120ml/ngày. Hơn nữa chỉ lựa chọn nước ép của các quả ít đường, ít calo như cà chua, táo, cà rốt...

3 nguyên tắc không nên bỏ qua

1. Không bỏ bữa hoặc nhịn ăn
Có nhiều người nghĩ rằng khi bỏ bữa ăn thì sẽ cắt giảm lượng calo đưa vào cơ thể. Tuy nhiên họ không hề nghĩ đến việc nếu ăn không đủ hoặc nhịn ăn trong bữa này, họ sẽ dung nạp khá hơn trong bữa tiếp theo. Thậm chí có những người còn sinh thêm thói quen ăn vặt. Bỏ bữa dẫn đến thực trạng hạ đường huyết. Vô tình làm mức đường huyết không ổn định, cản trở quá trình khỏi bệnh.

2. Cung cấp nhiều chất xơ
Chất xơ luôn được công nhận là dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết và năng lượng tốt. Bắt đầu một ngày với lượng chất xơ lớn từ rau xanh sẽ giúp bạn no lâu hơn. Từ đó, bạn sẽ kiểm soát được các bữa ăn vặt không mong muốn.

3. Nâng cao tập luyện
Ăn uống và tập luyện nên “đi đôi” mới nhanh khỏi bệnh. Đối với người bệnh tiểu đường, những vận động đơn giản như đi bộ nhẹ nhàng, làm vườn, leo cầu thang có thể giúp tăng cường chuyển hóa và đốt cháy calo nhanh chóng.

Tiểu đường là căn bệnh do lối sống thiếu khoa học dẫn đến. Hy vọng sau khi hiểu rõ thực phẩm và đồ uống bệnh tiểu đường cần kiêng, chúng ta nên nhìn lại những thói quen ăn uống hàng ngày đã hợp lý chưa. Nếu chưa, hãy thay đổi ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe!
----------------
Tìm hiểu thêm về: xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé theo tháp dinh dưỡng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét