Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Cách làm sữa chua (yaourt) ngon tại nhà

Sữa chua (yaourt) là một thực phẩm bổ dưỡng, với nhiều dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe. Không chỉ vậy, sữa chua còn có hương vị thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Cùng học cách làm sữa chua yaourt tại nhà đơn giản và không dùng máy nhé! Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian là bạn đã có những ly sữa chua hấp dẫn, hợp vệ sinh rồi đấy!


Nguyên liệu làm sữa chua yaourt


– 1 lon sữa đặc

– 1 lon sữa nước sôi nóng ( lấy lon sữa đặc để đong nước nóng)

– 2 lon sữa tươi (lấy lon sữa đặc để đong)

– 1 – 2 hộp sữa chua không đường ( để làm men).


Dụng cụ làm yaourt sữa chua

– Bát trộn

– Nồi

– Cốc hoặc hũ thủy tinh hoặc nhựa để đựng sữa chua


Cách làm sữa chua


– Mở hộp sữa đặc, đổ sữa đặc ra một chiếc bát lớn. Dùng lon sữa đặc đong một lon nước sôi nóng. Từ từ đổ nước nóng vào sữa đặc, vừa đổ vừa khuấy đều cho sữa đặc tan hết.



– Dùng lon sữa lúc trước đong 2 long sữa tươi, từ từ đổ sữa tươi vào phần sữa đặc đã hòa tan lúc trước, vừa đổ, vừa khuấy cho đều.

– Hòa sữa chua với hỗn hợp sữa ở trên cho sữa chua tan hết. Nếu bạn muốn sữa chua của mình chua nhiều thì dùng 2 hộp sữa chua, nếu không chỉ dùng 1 hộp thôi nhé! Nếu sữa chua khó tan thì bạn có thể lọc sữa chua qua rây hoặc hòa sữa chua với một chút sữa trước rồi mới hòa hết tất cả phần còn lại.

Đun một nồi nước to để làm nồi ủ sữa chua. Bạn nên lựa nồi dày dày một chút để giữ được nhiệt được lâu. Đun nồi nước đến lúc nào bạn nhìn xuống phía dưới đáy nồi thấy sôi hơi lăn tăn tầm khoảng 80ºC là bạn tắt bếp. Nếu đun nước sôi thì bạn phải đợi nước nguội bớt, nước quá nóng khi ủ sẽ làm sữa chua bị kết tủa.

– Múc sữa chua vào những chiếc cốc hoặc hũ xinh xắn bạn đã chuẩn bị.



– Để từng lọ thủy tinh vào nồi nước nóng đã đun, đậy nắp lọ thủy tinh lại. Nước chỉ cần ngập 2/3 thành lọ là được.

– Phía bên trên nồi đậy một cái khăn rồi đậy kín nắp để nơi thoáng qua đêm hoặc từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ là có thể dùng được.



Chúc các bạn thành công và ngon miệng với công thức làm sữa chua yaourt này nhé!

Khi bị cảm sốt nên và không nên ăn gì?

Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37độ C, khi nhiệt độ cơ thể lên từ 37,1 đến 38,4độ C thì gọi là chứng sốt nhẹ, nếu 39độ C trở lên thì có nghĩa là sốt cao, còn trên 40 độ C là sốt rất cao … Khi bị sốt, sức đề kháng của cơ thể giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều, do đó bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là rất quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm tốt và không tốt khi bị cảm sốt.




Thực phẩm tốt:

Người đang bị sốt:
Nên ăn các món cháo loãng táo, dâu tây, cần nước, cà tím, rau chân vịt, kỷ tử, đậu tương …

Người bị sốt cao, cơ thể suy nhược, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, khó thở, sắc mặt vàng, ăn không ngon, trướng bụng, mạch yếu thì nên dùng các thực phẩm bồi bổ sức khỏe như thịt bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa, quả bí đỏ, khoai lang.

Đối với những trường hợp bị sốt do xuất huyết sau sinh, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu… thì có thể ăn gan lợn, sữa ngựa, cá mực, vừng đen, ngó sen chín, long nhãn, đương qui…là những thực phẩm có tác dụng bổ huyết, dưỡng khí, an thần, rất tốt cho người bệnh.

Đối với những người sốt do âm hư hoặc sau khi bị bệnh lâu ngày cơ thể suy yếu, sốt buổi sáng và sốt tăng vào trưa – đêm, bất an, ra mồ hôi nhiều vào đêm, miệng khô, đau nhức xương…thì nên ăn thịt chim bồ câu, thịt gà ác, thịt vịt, thịt ếch, thịt rùa, trai, ba ba, hàu, sò biển, bào ngư, hải sâm, yến sào, cá quả, hạt vừng đen…



Người bị cảm sốt không nên uống quá nhiều nước lạnh

Thực phẩm không tốt


Nước lạnh: Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.

Trà: Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Trứng:
Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó chúng ta nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.

Mật ong:
Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.

Đồ ăn cay: Các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.